Với giải pháp sử dụng biến tần cho hệ thống hút bụi, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm đến 20% điện năng tiêu thụ, giúp bảo vệ và tăng tuổi thọ cho hệ thống cơ khí.
Hiện nay hệ thống hút bụi có mặt ở tất cả các nhà máy sản xuất như nhà máy gỗ, gạch, chế tạo kim loại, sơn… Một quạt hút công suất 55 kW, hoạt động đầy tải liên tục trong 8 giờ/ngày, tiêu thụ điện với chi phí lên đến 1.000.000 VNĐ.
Giải pháp sử dụng biến tần cho hệ thống hút bụi giúp các doanh nghiệp giảm đến 20% điện năng, với thời gian hoàn vốn đầu tư khoảng 2 năm. Giải pháp này giúp động cơ khởi động mềm, quạt chạy ở chế độ thấp hơn, làm tăng tuổi thọ của quạt.
Đặc biệt, biến tần GD200A chịu được trong môi trường nhiều bụi.
Hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống hút bụi
1. Khí sạch được quạt đẩy ra ngoài.
2. Van khóa chụp hút (blast gate): khóa chụp hút lại khi không chạy máy.
3. Quạt hút (fan): bụi tạo ra áp suất hút (âm) ở đầu đường hút bụi.
4. Chụp hút (Pick up hood): bố trí ở vị trí các máy sản xuất có bụi. Luồng không khí được hút vào chụp hút, kéo theo bụi do sản xuất sinh ra.
5. Hệ thống ống dẫn (ducting): dẫn luồng khí đem theo bụi từ các chụp hút đi đến bộ phận tách bụi (duct collector). Bộ phận tách bụi có thể là cyclone hoặc túi lọc bụi (bags).
6. Bụi ở đáy bộ phận tách bụi được tái sử dụng.
Tính chất hoạt động của hệ thống hút bụi:
Quạt hút phải tạo đủ áp suất hút P để hút hạt bụi vào và đẩy hạt bụi đi theo đường ống về cyclone và bộ lọc.
• Áp suất hút P phụ thuộc vào lưu lượng quạt hút Q và trở kháng đường ống dẫn khí.
• Lưu lượng hút Q càng cao thì áp suất hút P càng lớn.
• Với cùng một lưu lượng không khí Q, nếu đường ống bị bóp lại (tăng trở kháng) thì áp suất hút P sẽ tăng lên.
• Hệ thống hút bụi được thiết kế để hút bụi cho tất cả các máy trong xưởng. Lưu lượng định mức Qn của quạt hút phải bảo đảm áp suất hút định mức Pn khi tất cả các chụp hút được mở.
Giải pháp tiết kiệm điện với biến tần
• Thông thường, luôn có một số máy trong xưởng không hoạt động, các chụp hút ở các máy này đóng lại, tổng đường ống bị bóp lại làm áp suất hút P mạnh hơn so với áp suất hút yêu cầu Pn.
• Nếu động cơ của quạt chạy trực tiếp với điện áp lưới, động cơ chạy hết tốc độ làm cho quạt chạy thừa công suất so với yêu cầu hút bụi.
Để giải quyết nhu cầu tiết kiệm điện, biến tần điều chỉnh tốc độ quay của quạt. Ở chế độ tự động, biến tần giảm tốc độ quay của quạt, giúp áp suất hút dư thừa được giảm xuống đến mức vừa đủ để hút bụi Pn.
Giải thích nguyên lý tiết kiệm điện với biến tần
1. Biến tần giảm tốc độ quay của quạt xuống còn n2, điểm làm việc chuyển về điểm Ab, với áp suất hút vừa đủ vừa bằng Pn. Năng lượng tiêu thụ Wb lúc này là diện tích hình chữ nhật với đường chéo 0Ab.
2. Chế độ làm việc đầy tải là khi tất cả các máy hoạt động, điểm làm việc An là giao điểm đặc tuyến của quạt và đặc tuyến đường ống với tất cả chụp hút mở. Áp suất hút là Pn.
3. Khi một số chụp hút đóng lại, trở kháng đường ống tăng lên. Điểm làm việc chuyển về điểm Av, áp suất hút là P2 cao hơn áp suất hút cần thiết Pn. Năng lượng tiêu thụ Wv là diện tích hình chữ nhật với đường chéo 0A2.
4. Tốc độ của quạt giảm khi chạy nhẹ tải làm giảm năng lượng tiêu thụ.
Giải pháp kỹ thuật dùng biến tần GD200A
1. Biến tần GD200A nhận biết áp suất hút ở đầu đường ống bằng cảm biến áp suất.
2. Biến tần có tích hợp bộ điều khiển PID, bộ điều khiển tự động điều khiển tốc độ quay của quạt để ổn định áp suất hút bằng giá trị cần thiết Pn.
Với việc ứng dụng biến tần cho hệ thống hút bụi tại các nhà máy, các kiểm chứng cho thấy những lợi ích tiết kiệm điện năng tối ưu mà giải pháp mang lại:
• Tốc độ quạt giảm 10%, tiêu thụ điện giảm 20%
• Tốc độ quạt giảm 20%, tiêu thụ điện giảm 35%
Giải pháp sử dụng biến tần cho hệ thống hút bụi giúp các doanh nghiệp giảm đến 20% điện năng, với thời gian hoàn vốn đầu tư khoảng 2 năm. Giải pháp này giúp động cơ khởi động mềm, quạt chạy ở chế độ thấp hơn, làm tăng tuổi thọ của quạt.
Đặc biệt, biến tần GD200A chịu được trong môi trường nhiều bụi.
Hoạt động và yêu cầu kỹ thuật của hệ thống hút bụi
1. Khí sạch được quạt đẩy ra ngoài.
2. Van khóa chụp hút (blast gate): khóa chụp hút lại khi không chạy máy.
3. Quạt hút (fan): bụi tạo ra áp suất hút (âm) ở đầu đường hút bụi.
4. Chụp hút (Pick up hood): bố trí ở vị trí các máy sản xuất có bụi. Luồng không khí được hút vào chụp hút, kéo theo bụi do sản xuất sinh ra.
5. Hệ thống ống dẫn (ducting): dẫn luồng khí đem theo bụi từ các chụp hút đi đến bộ phận tách bụi (duct collector). Bộ phận tách bụi có thể là cyclone hoặc túi lọc bụi (bags).
6. Bụi ở đáy bộ phận tách bụi được tái sử dụng.
Tính chất hoạt động của hệ thống hút bụi:
Quạt hút phải tạo đủ áp suất hút P để hút hạt bụi vào và đẩy hạt bụi đi theo đường ống về cyclone và bộ lọc.
• Áp suất hút P phụ thuộc vào lưu lượng quạt hút Q và trở kháng đường ống dẫn khí.
• Lưu lượng hút Q càng cao thì áp suất hút P càng lớn.
• Với cùng một lưu lượng không khí Q, nếu đường ống bị bóp lại (tăng trở kháng) thì áp suất hút P sẽ tăng lên.
• Hệ thống hút bụi được thiết kế để hút bụi cho tất cả các máy trong xưởng. Lưu lượng định mức Qn của quạt hút phải bảo đảm áp suất hút định mức Pn khi tất cả các chụp hút được mở.
Giải pháp tiết kiệm điện với biến tần
• Thông thường, luôn có một số máy trong xưởng không hoạt động, các chụp hút ở các máy này đóng lại, tổng đường ống bị bóp lại làm áp suất hút P mạnh hơn so với áp suất hút yêu cầu Pn.
• Nếu động cơ của quạt chạy trực tiếp với điện áp lưới, động cơ chạy hết tốc độ làm cho quạt chạy thừa công suất so với yêu cầu hút bụi.
Để giải quyết nhu cầu tiết kiệm điện, biến tần điều chỉnh tốc độ quay của quạt. Ở chế độ tự động, biến tần giảm tốc độ quay của quạt, giúp áp suất hút dư thừa được giảm xuống đến mức vừa đủ để hút bụi Pn.
Giải thích nguyên lý tiết kiệm điện với biến tần
1. Biến tần giảm tốc độ quay của quạt xuống còn n2, điểm làm việc chuyển về điểm Ab, với áp suất hút vừa đủ vừa bằng Pn. Năng lượng tiêu thụ Wb lúc này là diện tích hình chữ nhật với đường chéo 0Ab.
2. Chế độ làm việc đầy tải là khi tất cả các máy hoạt động, điểm làm việc An là giao điểm đặc tuyến của quạt và đặc tuyến đường ống với tất cả chụp hút mở. Áp suất hút là Pn.
3. Khi một số chụp hút đóng lại, trở kháng đường ống tăng lên. Điểm làm việc chuyển về điểm Av, áp suất hút là P2 cao hơn áp suất hút cần thiết Pn. Năng lượng tiêu thụ Wv là diện tích hình chữ nhật với đường chéo 0A2.
4. Tốc độ của quạt giảm khi chạy nhẹ tải làm giảm năng lượng tiêu thụ.
Giải pháp kỹ thuật dùng biến tần GD200A
1. Biến tần GD200A nhận biết áp suất hút ở đầu đường ống bằng cảm biến áp suất.
2. Biến tần có tích hợp bộ điều khiển PID, bộ điều khiển tự động điều khiển tốc độ quay của quạt để ổn định áp suất hút bằng giá trị cần thiết Pn.
Với việc ứng dụng biến tần cho hệ thống hút bụi tại các nhà máy, các kiểm chứng cho thấy những lợi ích tiết kiệm điện năng tối ưu mà giải pháp mang lại:
• Tốc độ quạt giảm 10%, tiêu thụ điện giảm 20%
• Tốc độ quạt giảm 20%, tiêu thụ điện giảm 35%